-
Viết chương trình sử dụng hàm 7, ngắt 21h để nhận 1 ký tự từ bàn phím, dùng 1 biến để lưu trữ ký tự nhận được (do sinh viên tự đặt tên biến), sau đó sử dụng hàm.
-
Ngắt 21h để in ra màn hình ký tự nhận được đang lưu trong biến ấy. Chương trình phải có đủ các câu thông báo nhập và xuất.
- Ví dụ:
- Hay go 1 phim: B
- Ky tu nhan duoc la: B
- Ví dụ:
-
Làm lại chương trình bài 1 sao cho không cần sử dụng biến để lưu trữ ký tự mà kết quả chạy chương trình vẫn không thay đổi.
-
Viết chương trình nhận 1 ký tự từ bàn phím, sau đó in ra màn hình ký tự kế trước và kế sau của ký tự vừa nhập
- Ví dụ:
- Hay go 1 phim: B
- Ky tu ke truoc : A
- Ky tu ke sau : C
- Ví dụ:
-
Viết chương trình cho phép nhập từ bàn phím tên của 1 người, sao đó in ra màn hình chuỗi có dạng như sau: Xin chao <tên_đã_nhập>
- Ví dụ:
- Khi chạy chương trình, nhập vào là: Nguyen Van A
- Chuỗi in ra màn hình sẽ là: Xin chao Nguyen Van A
- Ví dụ:
-
Viết chương trình cho nhập 1 ký tự từ màn hình và xuất câu thông báo tương ứng sau:
- Nếu ký tự nhập là ‘S’ hay ‘s’ thì in ra “Good morning!”
- Nếu ký tự nhập là ‘T’ hay ‘t’ thì in ra “Good Afternoon!”
- Nếu ký tự nhập là ‘C’ hay ‘c’ thì in ra “Good everning!”
-
Viết chương trình nhập từ bàn phím 1 ký tự thường. Sau đó in ra màn hình lần lượt các ký tự từ ký tự nhận được đến 'z' sao cho giữa các ký tự có 1 khoảng trống.
-
Không dùng hàm 0Ah/21h, hãy dùng lệnh lặp để viết chương trình nhập vào 1 chuỗi ký tự. Sau khi nhập xong đếm xem chuỗi có bao nhiêu ký tự. In ra màn hình chuỗi nhận được và số ký tự có trong chuỗi.
- Ví dụ: S = "Hello world !" ==> Số kí tự trong chuỗi là 13.
-
Viết chương trình cho phép nhập vào một chuỗi bất kỳ. Sau đó:
- Đổi tất cả ký tự thường thành ký tự hoa và in ra màn hình.
- Đổi tất cả ký tự hoa thành ký tự thường và in ra màn hình.
- Ví dụ:
- S = ‘weLcOme To AssEmblY’
- In ra: welcome to assembly - WELCOME TO ASSEMBLY
- Ví dụ:
-
Nhập vào 2 chuỗi số, đổi 2 chuỗi thành số, sau đó cộng hai số, đổi ra chuỗi và xuất chuỗi tổng.
- Ví dụ:
- S1 = "123" => N1 = 123
- S2 = "456" => N2 = 456
- N = N1 + N2 = 123 + 456 = 579 => S = "579" (xuất S ra màn hình)
- Ví dụ:
-
Nhập 2 số nguyên dương A, B. Tính A/B, A*B (không dùng lệnh DIV, MUL) và in ra màn hình kết quả.
- Ví dụ:
- A=18, B=3
- Tính A/B: 18 - 3 - 3 - 3 - 3 - 3 - 3 = 0, vậy A/B = 6 (tổng trừ B cho đến khi A = 0).
- Tính A*B = 18 + 18 + 18 = 54
- Ví dụ:
-
Viết chương trình nhập 2 số nhị phân 16 bit A và B. Sau đó in ra màn hình các kết quả ở dạng nhị phân: A + B, A – B, A and B, A or B.
- Ví dụ:
- Nhập số nhị phân A: 10101010
- Nhập số nhị phân B: 01010101
- A + B = 11111111 A – B = 01010101
- A and B = 00000000 A or B = 11111111
- Ví dụ:
-
Viết chương trình nhập 1 ký tự từ bàn phím, sau đó in ra màn hình mã ASCII của ký tự nhận được ở dạng thập lục phân, thập phân và nhị phân.
- Ví dụ:
- Nhập 1 ký tự: A
- Mã ASCII dạng Hex: 41h
- Mã ASCII dạng Dec: 65
- Mã ASCII dạng Bin: 01000001b
-
Viết lại chương trình bài 11 nhưng 2 số A và B được nhập theo dạng thập lục phân. Các kết quả được in ra màn hình ở dạng nhị phân.
-
Viết lại chương trình bài 11 nhưng 2 số A và B được nhập theo dạng thập phân. In các kết quả ở dạng thập phân: A + B, A – B.
-
Viết chương trình tính giai thừa n! Với n là số nguyên dương nhập từ bàn phím. In kết quả ra màn hình ở dạng thập phân. Cho biết, khả năng của 8086 tính được n lớn nhất là bao nhiêu?
-
Viết chương trình tính ước số chung lớn nhất của 2 số a và b! Với a, b là số nguyên dương nhập từ bàn phím. In kết quả ra màn hình ở dạng thập phân.
-
Viết chương trình nhập 1 chuỗi ký tự. In chuổi dã nhập theo thứ tự ngược. Chương trình có dạng:
- Nhập ký tự: abcdef
- Chuổi ngược: fedcba
-
Nhập vào một dãy số, tính trung bình cộng của dãy số đó.
- Nhập vào dãy số: 1 3 5 6 8
- Trung bình cộng: (1+3+5+6+8)/5 = 4
-
Nhập vào một số, tính tổng các chữ số của một số
- Nhập vào số: 1234
- Tổng các chữ số: 10
-
Nhập vào n, kiểm tra n có phải là số hoàn hảo. Số hoàn hảo là số có tổng các ước số tự nhiên không kể chính nó bằng nó
- Ví dụ: 6 = 1 + 2 + 3 => 6 là số hoàn hảo